Lượm lặt Dân trí
Tiếng vui
(Dân
trí) - Theo phong thủy thì chuông gió có tác dụng làm phát tán cái xấu,
song thực sự em không quan tâm lắm đến công năng này, với em, nó chỉ
đơn thuần mang đến cho mình niềm vui thích khi được nghe thứ tiếng giản
dị nhưng dễ chịu đó.
Chiếc
chuông gió đầu tiên là của một người bạn thân tặng, một chiếc là do hôm
dẫn con đi mua quà sinh nhật bạn ở xóm, con cứ thích chí sà vào nghịch
khiến em chú ý và thấy nó khá lộng lẫy, nên mua về treo ở cửa phòng con.
Để rồi từ đó cứ thấy cái nào là lạ, đèm đẹp em lại ngẫm nghĩ xem nhà mình còn cửa nào chưa có chuông, treo cái này có hợp không, có vui không…
Hôm đến thăm cô đồng nghiệp, cạnh nhà cô có hiệu bán đồ gốm, thấy treo chiếc chuông gió bằng gốm độc đáo quá, em lại rước về… Anh kêu trời, “mua làm gì mà lắm thế, tính đi buôn hả”. Em cười khì khì chẳng nói lại, chỉ lẳng lặng mang treo ở một chiếc cửa ra vào khác, treo ở lối đi và vẫn chỉ treo cao vừa đúng tầm 1.68m mà thôi. Để ngoài gió ra, chỉ anh mới có thể vô tình làm nó “hòa tấu” được.
Mỗi khi anh đi qua, sẽ chạm đầu vào chiếc dây thấp nhất, chiếc chuông bắt đầu leng keng, lanh lảnh kêu lên, thật vui tai. Nhớ những lần đi làm về sau em, anh thường rón rén bước vào định dọa em, nhưng hôm đó nhờ chiếc chuông rung mạnh hơn thường lệ đã khiến em ngẩng đầu lên nên phát hiện ra “âm mưu và tình yêu”.
Bất ngờ khám phá ra điều ấy khiến em trở nên yêu thích những chiếc chuông gió hơn. Chúng là tiếng vui, như tiếng anh luôn cười đùa ở bên em vậy.
Những ngày anh đi làm, nhà cũng vắng hẳn tiếng chuông. Anh đi công tác một tuần, khiến căn nhà thiếu đi tiếng vui, tiếng cười. Những lúc nhớ anh em cười một mình, rồi đi một lượt quanh nhà, với tay lên những chiếc chuông ấy để nghe tiếng chúng, tim lại xốn xang như phản xạ có điều kiện. Nỗi nhớ càng thêm chất chồng, mong từng giờ phút anh về bên em. Để em lại được cùng chuông gió hát lên tiếng ca “Người về đem tới niềm vui, mùa thu nắng tỏa Ba Đình”.
Để rồi từ đó cứ thấy cái nào là lạ, đèm đẹp em lại ngẫm nghĩ xem nhà mình còn cửa nào chưa có chuông, treo cái này có hợp không, có vui không…
Hôm đến thăm cô đồng nghiệp, cạnh nhà cô có hiệu bán đồ gốm, thấy treo chiếc chuông gió bằng gốm độc đáo quá, em lại rước về… Anh kêu trời, “mua làm gì mà lắm thế, tính đi buôn hả”. Em cười khì khì chẳng nói lại, chỉ lẳng lặng mang treo ở một chiếc cửa ra vào khác, treo ở lối đi và vẫn chỉ treo cao vừa đúng tầm 1.68m mà thôi. Để ngoài gió ra, chỉ anh mới có thể vô tình làm nó “hòa tấu” được.
Mỗi khi anh đi qua, sẽ chạm đầu vào chiếc dây thấp nhất, chiếc chuông bắt đầu leng keng, lanh lảnh kêu lên, thật vui tai. Nhớ những lần đi làm về sau em, anh thường rón rén bước vào định dọa em, nhưng hôm đó nhờ chiếc chuông rung mạnh hơn thường lệ đã khiến em ngẩng đầu lên nên phát hiện ra “âm mưu và tình yêu”.
Bất ngờ khám phá ra điều ấy khiến em trở nên yêu thích những chiếc chuông gió hơn. Chúng là tiếng vui, như tiếng anh luôn cười đùa ở bên em vậy.
Những ngày anh đi làm, nhà cũng vắng hẳn tiếng chuông. Anh đi công tác một tuần, khiến căn nhà thiếu đi tiếng vui, tiếng cười. Những lúc nhớ anh em cười một mình, rồi đi một lượt quanh nhà, với tay lên những chiếc chuông ấy để nghe tiếng chúng, tim lại xốn xang như phản xạ có điều kiện. Nỗi nhớ càng thêm chất chồng, mong từng giờ phút anh về bên em. Để em lại được cùng chuông gió hát lên tiếng ca “Người về đem tới niềm vui, mùa thu nắng tỏa Ba Đình”.
Triệu Bình Yên
p/s:
Yêu chuông gió ở những điều đơn giản nhất.
Tiếng leng keng khiến lòng thư thái lạ, lại nghĩ ngợi về một người... ở
nơi rất xa. Ước gì người cũng trở về như khi gió đưa tiếng chuông lanh
lảnh....